Nhiều người vì lý do bất khả kháng hoặc quên lịch tiêm dẫn đến tiêm phòng vacxin viêm gan B muộn hơn lịch đã được đề ra. Vậy tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Chúng ta cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Quy trình chích ngừa viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm gây nên bởi virus HBV, bệnh có khả năng lây nhiễm cao, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và khống chế kịp thời.
Tốc độ lây lan của virus viêm gan B cực kỳ nhanh, cao gấp 100 lần so với virus HIV. Nguy hiểm hơn, chúng có thể tồn tại ở bên ngoài cơ thể ít nhất là 7 ngày mà không giảm đi chức năng gây hại.
Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường chính, đó là đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Nếu người lành chẳng may dính phải máu hoặc các dịch nhầy của người mắc bệnh viêm gan B tại vị trí các niêm mạc bị tổn thương thì nguy cơ bị nhiễm bệnh này rất cao. Vì thế, việc phòng ngừa viêm gan B là cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng. Và tiêm vacxin chính là phương pháp chủ động phòng viêm gan B hữu hiệu nhất hiện nay.
Vậy các bạn đã biết quy trình tiêm vacxin viêm gan B như nào là đúng chưa? Dưới đây là trình tự cụ thể:
- Đầu tiên, người tiêm cần phải khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe cho phép tiêm vacxin
- Tiếp theo, các nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của người tiêm để xét nghiệm. Nếu người tiêm chưa bị nhiễm virus và trong cơ thể cũng chưa có kháng thể kháng virus thì sẽ được tiêm ngừa sau đó. Với những người đã nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm vacxin sẽ không có tác dụng.
- Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ tư vấn loại vacxin rồi chích vacxin ngừa viêm gan B cho người đủ điều kiện.
- Sau đó, người tiêm được yêu cầu ở lại 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm.
- Cuối cùng, nhân viên y tế sẽ tư vấn lịch tiêm nhắc lại cho người tiêm. Lịch có thể được ghi vào sổ tiêm hoặc giấy hẹn và trước khi đến ngày hẹn, cơ sở tiêm phòng sẽ nhắn tin hoặc gọi điện để nhắc lại.
Lịch tiêm sẽ phụ thuộc và số mũi và phác đồ tiêm của từng người. Việc nãy đã được các nhân viên y tế tư vấn cụ thể cho mỗi người trước khi tiêm.
Lịch tiêm phòng vacxin viêm gan B được khuyến cáo
Tiêm phòng viêm gan B không chỉ đảm bảo sức khỏe của bản thân mà còn mang đến lợi ích sức khỏe cho cả cộng đồng. Vì thế, mỗi người nên ý thức và chủ động tiêm vacxin ngừa viêm gan B để kiểm soát và phòng tránh lây nhiễm bệnh. Thông thường, số mũi tiêm vacxin sẽ được phân chia lộ trình cụ thể tùy theo độ tuổi và tình trạng của đối tượng tiêm. Cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh
Tất cả các trẻ sơ sinh đều được khuyến cáo tiêm chủng 1 mũi vacxin ngừa viêm gan B ngay sau sinh. Thời gian tiêm tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh và chỉ sử dụng vacxin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều sau sinh này. Lịch tiêm như sau:
- Mũi sơ sinh: 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2
- Mũi 4: Nhắc lại sau 1 năm
Với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B hoặc đã từng bị viêm gan B trước đó, ngoài 1 mũi vacxin ngừa viêm gan B như những trẻ khác, bé cần tiêm thêm một mũi huyết thanh kháng viêm gan B (HBIg) ngay trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Vị trí tiêm HBIg phải khác với vị trí tiêm vacxin viêm gan B. Mục đích của việc tiêm huyết thanh kháng viêm gan B là tạo miễn dịch thụ động, có trẻ có kháng thể ngay để đề kháng với virus viêm gan B. Trình tự tiêm vacxin của trẻ trong trường hợp này như sau:
- Mũi sơ sinh: 1 mũi vacxin viêm gan B và 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh.
- Mũi thứ 2: Tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
- Mũi thứ 3: Tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.
- Mũi thứ 4: Cách 12 tháng sau khi tiêm mũi thứ 3.
Đến khi trẻ được 15-18 tháng tuổi, cần xét nghiệm, kiểm tra lại chỉ số HBsAg và anti-HBs để chắc chắn rằng trẻ đã được bảo vệ, không bị lây nhiễm virus HBV từ mẹ.
Vacxin phòng viêm gan B cho trẻ em thường là vacxin đơn giá và vacxin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 chứa thành phần chống viêm gan.
Người lớn, trẻ lớn, thanh thiếu niên
Với người lớn, vacxin viêm gan B chỉ tiêm trong trường hợp người tiêm chưa bị nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể kháng virus này. Nghĩa là, khi xét nghiệm chỉ số HBsAg (-) và anti-HBs (-). Có thể lựa chọn 1 trong 2 phác đồ tiêm sau:
Phác đồ 0-1-6 (3 mũi)
- Mũi 1: Lần đầu tiêm
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 (5 tháng sau mũi 2)
Phác đồ 0-1-2-12 (4 mũi)
- Mũi 1: Lần đầu tiêm
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2
- Mũi 4: 12 tháng sau mũi 3
Tiêm phòng viêm gan B bị trễ có sao không?
Có nhiều cách để tránh lây nhiễm viêm gan B, chẳng hạn như tiêm vacxin ngừa bệnh, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác,… Tuy nhiên, tiêm vacxin viêm gan B được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Để hiệu quả phòng bệnh tối ưu, vacxin viêm gan B được tiêm nhiều mũi (3-4 mũi) với lộ trình đầy đủ kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm, thậm chí là dài hơn. Thời gian tiêm các mũi tiếp theo được ghi chú đầy đủ theo từng phác đồ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người tiêm không thể tiêm đúng lịch hoặc bị tiêm muộn hơn. Điều này khiến nhiều người lo lắng, không biết là tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Vấn đề này được giải đáp như sau:
Theo các chuyên gia y tế, việc chích ngừa vacxin viêm gan B nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm vacxin muộn sẽ làm tăng khả năng nhiễm virus HBV, đặc biệt là ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc với máu và huyết thanh, người chăm sóc hoặc sinh hoạt cùng người nhiễm bệnh,…
Với trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ đang mang thai, việc tiêm phòng viêm gan B diễn ra chậm trễ sẽ khiến khả năng phòng ngừa virus viêm gan B của trẻ sau này bị giảm và gây nên những hệ lụy nguy hiểm.
Nếu chích ngừa mũi đầu tiên xong, mũi thứ 2 bị trễ, người tiêm cần đến gặp bác sĩ để tiến hành chích bổ sung ngay và mũi thứ 3 nên tiêm cách đó 8 tuần là tốt nhất.
Còn trong trường hợp đã tiêm phòng viêm gan B mũi đầu và mũi thứ 2 nhưng mũi thứ 3 lại bị muộn hơn so với lịch thì người tiêm nên chích mũi thứ 3 càng sớm càng tốt. Lúc này, người tiêm sẽ không phải thực hiện lại quy trình tiêm phòng cũng không cần phải tiêm lại từ đầu vì qua 2 mũi đầu tiên, cơ thể đã nhận diện và sản sinh được kháng thể chống lại virus.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh do tiêm phòng viêm gan B chậm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và áp dụng phác đồ điều trị chuyên sâu.
Làm gì khi tiêm phòng vacxin viêm gan B muộn?
Khi tiêm phòng vacxin viêm gan B muộn, các bạn cần thực hiện những điều sau để hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất:
Thăm khám sức khỏe trước khi tiêm
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay thăm khám sức khỏe trước khi tiêm cũng góp phần giúp việc phòng ngừa viêm gan B đạt hiệu quả cao. Thăm khám sức khỏe trước khi tiêm giúp người tiêm biết được mình có đủ điều kiện tiêm hay không. Với những trường hợp như người có tiền sử sốc phản vệ, người có tiền sử dị ứng nặng, người bệnh đã từng bị viêm gan siêu vi B cấp và mãn tính thì không nên tiêm vacxin, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chú ý tiêm nhắc lại đầy đủ theo lịch hẹn
Viêm gan B là bệnh có tốc độ lây lan nhanh nên việc chủ động phòng bệnh cũng như thực hiện đúng theo lịch tiêm vacxin là rất cần thiết. Những trường hợp quên lịch tiêm thì cần nhanh chóng tiêm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Theo dõi định kỳ sau khi tiêm
Để hiệu quả phòng bệnh được tối ưu, sau khi tiêm, các bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ đồng thời tiêm 1 mũi vacxin nhắc lại sau 5 năm giúp củng cố miễn dịch.
Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, bạn cũng nên quan tâm tới bữa ăn hàng ngày, tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Việc làm này có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm tối đa nguy cơ mắc viêm gan B.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc chích ngừa viêm gan B cũng như lời giải đáp cho vấn đề “Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không?”. Hi vọng qua các thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã hiểu rõ về vấn đề này và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu chưa tiến hành tiêm vacxin ngừa viêm gan B, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và tiến hành chích ngừa khi chưa bị nhiễm bệnh. Còn nếu đã tiêm phòng một số mũi nhưng lại bị trễ các mũi sau thì cần tiêm bổ sung càng sớm càng tốt, theo hướng dẫn của bác sĩ.