Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
Em đang có thắc mắc này mong bác sĩ giải đáp giúp. Hiện em đang đi làm và ở chung phòng với một bạn nữa, hôm trước bạn ấy có khám sức khỏe và phát hiện bị mắc viêm gan B. Em nghe mọi người nói là bệnh này rất nguy hiểm và dễ lây lan, muốn không bị lây bệnh thì nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm. Vậy nếu em đi tiêm phòng viêm gan B thì có bị sốt không ? sau bao lâu thì có kháng thể viêm gan B.
Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ!
Kim Ngân – Đông Anh, Hà Nội
Trả lời:
Chào bạn Kim Ngân, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, các chuyên gia trả lời như sau:
Mục lục
Vacxin viêm gan B là gì?
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm gan B, trong khi đó virus HBV lại có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Tiêm vacxin ngừa viêm gan B được xem phương pháp hiệu quả, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đến 90-95%, có thể áp dụng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Vacxin ngừa viêm gan B bản chất là các phân tử protein bên trong bề mặt của chủng virus ái tính với HBV. Sau khi phân tử protein này vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành kháng nguyên HbsAg. Kháng nguyên này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh kháng thể là anti-HBs để đối kháng với HBV. Tiêm vacxin viêm gan B không chỉ ngăn ngừa được bệnh viêm gan B mà còn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm gan D (một bệnh chỉ phát sinh ở người nhiễm HBV).
Về việc tiêm vacxin viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và rất phổ biến. Vì vậy căn bệnh này thường được tiêm phòng từ khi còn nhỏ. Nếu bạn là người lớn và bây giờ mới muốn tiêm thì điều quan trọng là bạn cần nhớ lại là mình đã từng tiêm phòng viêm gan B hay chưa ? Tôi phải nhắc lại điều này vì rất nhiều người hồi nhỏ được bố mẹ dẫn đi tiêm và khi lớn lên thì đã quên hết.
Ngoài ra xét nghiệm xem bản thân đã có kháng thể viêm gan B hay chưa cũng là một cách tốt đặc biết với những ai không nhớ chắc lịch sử tiêm phòng của mình. Việc tiêm phòng cho người lớn chúng tôi đã có 1 bài viết: Tiêm phòng viêm gan B giá bao nhiêu, số mũi phải tiêm
Tôi sẽ không nói quá kỹ những điểm lưu ý khi tiêm vì đã có bài viết ở trên. Ở bài viết này tôi chỉ đặc biệt lưu ý với bạn là cần xác định xem bản thân đã có khàng thể viêm gan B hay chưa rồi mới tính đến việc đi tiêm. Cách tiêm và số mũi phải tiêm sẽ tùy thuộc vào vacxin mà bạn chọn sử dụng.
Tiêm vacxin viêm gan B có bị sốt không ?
Về câu hỏi của bạn Kim Ngân về việc vacxin viêm gan B có gây sốt hay không thì chia sẻ với bạn sau khi tiêm có khả năng bạn sẽ bị sốt nhẹ.
Tuy nhiên, sốt được coi là một phản ứng phụ thông thường sau tiêm, là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng với các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin nhằm sinh kháng thể, sau này nó sẽ giúp bạn chống lại virus viêm gan B. Có thể nói sốt là một phản ứng không mong muốn, nhưng là cần thiết sau khi tiêm.
Với vacxin viêm gan B thì các các dụng phụ thường thấy là: sốt nhẹ, sưng, đỏ, nóng và đau tại vị trí tiêm. Sốt nhẹ có nghĩa là khi cặp nhiệt độ sẽ ở mức trên dưới 38 độ và thường chỉ kéo dài trong 1-2 ngày.
Chỉ có một tỉ lệ rất hiếm gặp đó là: sốt cao > 39 độ, cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da. Khi gặp trường hợp bạn nên thông báo với cơ sở ý tế để có hướng dẫn khắc phục kịp thời.
Tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể?
Tiêm vacxin ngừa viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa biết là sau khi tiêm vacxin bao lâu thì có kháng thể. Câu trả lời như sau:
Thông thường, với hầu hết các loại vacxin, sau khi tiêm thì khoảng 15 ngày sẽ có kháng thể. Nhưng với vacxin viêm gan B thì đặc biệt hơn, đó là sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 21 ngày thì cơ thể mới bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, thời gian hình thành kháng thể ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người. Theo thống kê, có khoảng 5% trường hợp khỏe mạnh bình thường nhưng lại không thể tạo ra kháng thể sau khi tiêm vacxin.
Mặc dù sau khoảng 21 ngày sau khi tiêm mũi vacxin viêm gan B đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể này lại chưa đủ để giúp phòng bệnh hiệu quả. Nồng độ kháng thể anti-HBs phải đạt trên 100 IU/L mới được cho là an toàn và phòng được lây nhiễm viêm gan B. Và định lượng kháng thể bền vững với Hepatitis B virus khi đạt 1.000 IU/L.
Do đó, để có đủ lượng kháng thể cần thiết thì mỗi người cần phải tiêm đủ 2-4 mũi vacxin ngừa viêm gan B. Sau khi tiêm đủ mũi, số lượng kháng thể có thể tồn tại trong khoảng 10-20 năm. Tuy nhiên, chúng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần nên sau khoảng 5 năm cần kiểm tra lại và tiêm thêm mũi bổ sung khi cần thiết. Việc này sẽ sẽ giúp duy trì lượng kháng thể ở mức đảm bảo, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Cách xác định đã có kháng thể viêm gan b sau khi tiêm
Sau khi tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B, việc xác định đã có kháng thể viêm gan B trong cơ thể là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình tiêm vaccine. Các chỉ số kháng thể anti-HBS được xác định thông qua xét nghiệm máu, là một phần quan trọng của việc kiểm tra hiệu quả của vaccine viêm gan B hoặc trong quá trình theo dõi bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B.
Kết quả xét nghiệm anti-HBS dương tính được coi là phản ánh sự miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu nồng độ kháng thể viêm gan B là lớn hơn 100 IU/l, người đó được coi là miễn dịch với bệnh viêm gan B.
Kết quả anti-HBS có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ một đến sáu tháng sau khi tiêm vaccine viêm gan B thành công, và nồng độ kháng thể lớn hơn 10 IU/L được coi là phù hợp với tình trạng nhiễm HBV trước đó.
Nếu nồng độ kháng thể viêm gan B nhỏ hơn 10 IU/l, đây có thể là dấu hiệu cho thấy người đó không được bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B và cần tiêm chủng bổ sung. Điều này đưa ra quyết định về việc tiêm thêm mũi vaccine để tăng cường sự bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B.
Những lưu ý trước trong và sau khi viêm vacxin viêm gan B
Để việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B mang lại hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
✦ Trước khi tiến hành tiêm vacxin ngừa viêm gan B, mọi đối tượng (trừ trẻ sơ sinh) đều phải thực hiện xét nghiệm xem đã mắc viêm gan B hay chưa.
✦ Vì viêm gan B ủ bệnh khá dài, nhiều người có thể bị nhiễm virus HBV trước khi tiêm vacxin mà không nhận ra. Lúc này, vacxin sẽ không đáp ứng và không ngăn ngừa được bệnh.
✦ Phụ nữ đang mang thai được khuyến khích không tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh thì các bác sĩ có thể xem xét và chỉ định tiêm phòng.
✦ Tùy thuộc vào từng đối tượng mà mức độ đáp ứng miễn dịch của vacxin viêm gan B là khác nhau. Chẳng hạn, với nam giới trên 40 tuổi, người bị béo phì, tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS,… thì mức độ đáp ứng vacxin sẽ rất thấp.
✦ Tiêm không đúng cách cũng cũng làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin.
✦ Đặc biệt ghi nhớ lịch tiêm vacxin các mũi nhắc lại vì việc tiêm đúng thời gian, thời điểm sẽ nâng cao hiệu quả của vacxin.
✦ Sau khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B một thời gian, người tiêm cần phải tái khám lại để kiểm tra nồng độ kháng thể. Nếu chưa đạt mức an toàn hoặc khả năng đáp ứng kém, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm liều bổ sung.
✦ Tiêm vacxin phòng viêm gan B có thể giảm nguy cơ mắc viêm gan D nhưng không thể ngăn ngừa được các viêm gan siêu vi khác như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E.
Tóm lại:
Trên đây là giải đáp của các chuyên gia về vấn đề tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể? Cùng với đó là những lưu ý giúp việc tiêm vacxin mang lại hiệu quả cao. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn Kim Ngân gỡ rối được vấn đề đang thắc mắc cũng như hiểu hơn về bệnh viêm gan B và việc tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. Nếu bạn còn bầt kỳ câu hỏi nào khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước) – 0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.