Lối sống hiện đại nhưng gan lại phải làm việc quá tải dẫn đến nhiễm độc, tổn thương do môi trường ô nhiễm, khói bụi, thực phẩm bẩn, thuốc… Sử dụng trà thảo dược để giải độc gan đang là lựa chọn của rất nhiều người. Vậy trà giải độc gan thảo dược nào tốt, cách lựa chọn và sử dụng ra sao? Hãy cùng Viemgan.com.vn tìm hiểu nhé!
Mục lục
Top loại trà giải độc gan từ thảo dược
Dưới đây là các loại trà giải độc gan từ thảo dược được đánh giá cao, có công dụng giải độc, mát gan hiệu quả:
1. Trà atiso
Theo đông y, atiso có tính mát, vị đắng nhẹ, thơm dịu có tác dụng nhuận gan, lợi mật nên dùng để giải độc cơ thể, thải độc gan. Ngoài ra, trong trà atiso còn chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Atiso thường được chọn làm trà giải khát hàng ngày giúp gan thận giải độc và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Do có vị ngọt thanh tự nhiên nên không cần phải bỏ thêm đường khi pha mà vẫn dễ uống.
Cách làm trà atiso như sau:
- Atiso khô 15g
- 1 bó lá nếp
- Đường phèn 20g
- Đường cát 15g
- Nước tinh khiết
Cách làm:
- Chọn những bông atiso tươi ngon, rửa sạch sau đó để ráo nước. Nên chọn hoa vừa, không nên quá già hoặc quá non. Với atiso đỏ chỉ dùng đài hoa, atiso xanh cắt bỏ cuống trước khi phơi hoặc sấy khô.
- Sấy khô atiso ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ C, thời gian sấy từ 5 – 7h.
- Cho nước, lá nếp đã được cuộn tròn, đường cát và hoa atiso khô vào nồi đun sôi
- Khi hỗn hợp trên sôi, cho thêm ít đường phèn vào đun cho tới khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp để nguội một ít
- Đổ hỗn hợp qua rây lọc vào bình, sau đó rót ra thưởng thức khi nước còn ấm
Nếu bạn có trà khô sẵn cũng có thể có ngay một tách trà thơm ngon bằng cách hãm trà. Cho ít trà vào ly, lấy nửa cốc nước nóng từ 80 – 90 độ C và ngâm từ 5 – 10 phút. Sau đó, cho thêm chút nước cốt chanh và mật ong vào ly, khuấy đều là bạn có một ly trà atiso thơm ngon, mát gan, giải độc.
2. Trà nhân trần
Nhân trần có vị đắng, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Trà nhân trần là loại trà giải độc gan, mát gan được khá nhiều người sử dụng. Không chỉ dễ uống mà còn không gây mất ngủ.
Uống trà nhân trần khi còn ấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể phối hợp nhân trần với các thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như hoa cúc, diệp hạ châu… Nấu nước nhân trần không quá khó nhưng nếu để nấu được ngon và giữ nhiều tác dụng của nhân trần không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách pha nhân trần tốt cho sức khỏe:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nhân trần sạch: 30g
- Bình hãm trà
Cách thực hiện:
- Nhân trần rửa sạch cho hết bụi bẩn bám bên ngoài
- Tráng bình bằng nước sôi giúp bình sạch và làm nóng bình giúp pha nước nhân trần ngon hơn
- Cho nhân trần vào bình, rót từ từ nước sôi vào bình cho sâm sấp nhân trần. Lắc bình qua lại khoảng 1 phút và đổ nước đó đi.
- Tiếp tục rót nước sôi vào đầy bình và đậy nắp kín lại. Sau 15 phút là có thẻ dùng được. Khi uống bạn cho thêm chút đường phèn nếu muốn vị nước sắc đậm đà hơn.
Lưu ý: Muốn pha nước nhân trần ngon khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Cần mua nhân trần chất lượng tốt, không nên dùng loại nhân trần để lâu ngày, ẩm mốc.
3. Trà hoa cúc
Hoa cúc có tính hàn, rất mát nên thường dùng để giải nhiệt và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, loại trà này không những giải độc gan tốt mà còn giúp hỗ trợ chữa đau dạ dày, chứng mất ngủ, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư.
Trà hoa cúc rất thích hợp với những người phải tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm điện tử hàng ngày. Nó giúp giải độc gan, tránh tích lũy các hóa chất độc hại, phóng xạ và tăng sức đề kháng
Có rất nhiều loại hoa cúc khác nhau như cúc họa mi, cúc đại đóa, cúc tổ…Tuy nhiên, dùng để làm trà hoa cúc thường là các loại cúc trắng hoặc vàng có bông nhỏ, được hái vào mùa hoa mới nở. Tùy thuộc từng giống hoa cúc mà hương vị của trà có chút khác nhau.
Hoa cúc sau khi hái về được rửa sạch bụi bẩn và để vào chỗ khô lạnh cho héo khô hoặc sấy khô. Trà hoa cúc có thể pha chung với mật ong, cam thảo, táo đỏ, atiso…để thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, mát gan…Nên sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày giúp làm giảm mỡ máu, tan mỡ và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách làm trà hoa cúc như sau:
Trà hoa cúc mật ong:
- Hoa bạch cúc khô 10g
- Mật ong 30ml
Cách thực hiện:
Hoa cúc sau khi chưng có thể cắt lấy hoa đem phơi khô vào bảo quản dùng dần. Khi sử dụng cho hoa cúc vào ly và tráng sơ qua nước ấm. Sau đó, tiếp tục rót nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm. Khi uống bạn có thể chuẩn bị thêm một ít mứt hạt sen để nhâm nhi cùng với trà. Bạn có thể cho thêm chút mật ong vào trà. Vị thơm ngon phảng phất mùi thơm của hoa cúc khiến bạn xua tan căng thẳng và giúp dễ ngủ.
Trà hoa cúc cam thảo:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hoa bạch cúc khô 10g
- Rễ cam thảo 10g
- 2 thìa đường phèn
Cách làm:
- Đun sôi nước, cho hoa cúc, rễ cam thảo và đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ xác và lấy nước để uống. Khi uống nên chờ trà nguội và cho vào chai giữ lạnh để uống
Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt trà hoa cúc cam thảo còn có tác dụng giảm cân an toàn.
Trà hoa cúc atiso:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau
- 10g hoa bạch cúc khô
- 2 bông atiso
Cách làm trà hoa cúc atiso:
- Atiso khô rửa sạch và cho vào ấm sau đó rót nước vào để lửa nhỏ và đun trong 45 phút cho atiso ra hết nước
- Tiếp theo, cho thêm hoa cúc khô đã rửa sạch hoặc tráng qua nước nóng và đun thêm 5 phút thì tắt bếp
4. Trà bồ công anh
Bồ công anh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thành phần có trong bồ công anh có hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường thải độc tố từ gan, giúp thanh nhiệt cơ thể nên hiệu quả trong việc giải độc gan. Ngoài ra, chúng còn giúp làn da luôn mịn màng, căng bóng.
Cách làm trà bồ công anh như sau:
- Trà bồ công anh (thân, lá, rễ) 3,5g
- Hoa hồng khô 0,5g
Cách thực hiện: Cho trà và đường vào đun sôi, khi trà sôi đun nhỏ lửa tầm 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Để nước trà nguội 60 – 80 độ C, bạn cho cánh hoa hồng khô vào hãm một lát sau đó chắt hỗn hợp qua rây vào bình. Uống trà khi còn nóng
5. Trà bí đao
Trà bí đao là thức uống thanh mát, giải nhiệt hiệu quả đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Không những vậy, thức uống này còn có tác dụng bổ sung sắt, canxi, khoáng chất, protein, chất xơ cho cơ thể. Trà bí đao rất dễ uống và ngon miệng, cách nấu cũng tương đối đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bí đao già 1kg
- Lá dứa 10
- Đường phèn 100g
- Thục địa 6g
Cách làm:
- Bí đao rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ và bỏ ruột, hạt. Lá dứa buộc thành bó
- Cho bí đao, thục địa, lá dứa và đường phèn vào nồi cùng nước lọc. Đậy nắp đun sôi, tính từ thời gian sôi khoảng 30 phút cho bí đao và thục địa mềm ra thì tắt bếp
- Vớt cái đi đợi nước trà nguội thì lọc một lần nữa, cho vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát
Trà bí đao rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ bảo quản được 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Do đó, khi nấu trà bí đao chúng ta chỉ nên nấu với một lượng vừa đủ cho gia dình mình thôi nhé.
6. Trà râu ngô (bắp)
Theo đông y, râu ngô có tác dụng rất tốt với những người bệnh liên quan tới nóng gan, gan nhiễm độc. Một ly trà râu ngô rất thích hợp với những người nóng gan, tiểu gắt, bứt rứt, khó chịu. Bạn có thể dùng trà râu bắp dạng túi lọc hoặc thực hiện nấu trà râu ngô.
Nguyên liệu:
- Râu ngô 100g
- Rễ cỏ tranh 50g
- Mã đề 50g
- Khúc mía lau 3 – 5
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Rễ cỏ tranh, râu ngô và mã đề đem rửa sạch và để ráo nước. Mía lau rọc vỏ và đập dập, đường phèn nên nghiền nhỏ cho dễ tan.
- Tất cả nguyên liệu cho vào đun sôi với 2 lít nước, đợi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, thêm chút đường phèn vào khuấy đều sau đó đun liu riu 10 – 15 phút trước khi tắt bếp.
- Sau khi nước râu ngô nguội bạn có thể chắt vào bình và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Uống nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày giúp cơ thể thanh lọc, mát gan, đẹp da và hỗ trợ giảm cân hiệu quả
7. Trà nấm lim xanh
Nấm lim xanh là thảo dược quý mọc duy nhất trên cây lim xanh với giá trị dược liệu cao. Trong nấm lim xanh có chất Germanium có tác dụng tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu, kích thích cơ thể chống lại các độc tố, các kim loại nặng, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, các dược chất quý khác trong cây thuốc này còn tác dụng tăng cường chức năng gan, kích thích gan đào thải độc tố và bảo vệ gan hiệu quả.
Cách sử dụng như sau: Nấm lim xanh 20g cắt thành lát nhỏ, rửa sạch và đun với 1 lít nước dùng như trà uống hàng ngày rất tốt cho gan và sức khỏe.
8. Trà diệp hạ châu
Diệp hạ châu hay còn tên gọi khác như cây chó đẻ răng cưa…có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ức chế mụn nhọt, sát trùng vết thương, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau nhanh chóng…Cây thuốc này còn làm hạn chế sự phát triển của virus viêm gan B giúp hỗ trợ giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của trà diệp hạ châu là khó uống đặc biệt đối với trẻ em.
Cách sử dụng như sau: Mỗi ngày sắc uống khoảng 10 – 16g cây khô, hoặc đem ngâm vào trong nước sạch một đêm, sau đó lọc bỏ bã lấy nước uống hàng ngày.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dùng cây thuốc nam này, bởi trong cây diệp hạ châu có chứa độc tố, nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không bị bệnh gan thì không nên sử dụng, không nên dùng làm trà uống hàng ngày.
9. Trà cà gai leo
Cà gai leo còn có các tên gọi khác như cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm…Cây sống chủ yếu ở vùng núi Tây bắc, cao khoảng 1m, có nhiều gai màu vàng, phủ lông và mọc hoang nhiều nơi. Cà gai leo là dược liệu hàng đầu cho người bệnh gan với nhiều công dụng khác nhau như giải độc gan, hạ men gan, giảm xơ gan, viêm gan B đồng thời đào thải độc tố, phục hồi chức năng gan, giúp mát gan, bổ thận…
Cho tới nay, cà gai leo là dược liệu được nghiên cứu bài bản bằng nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy có tác dụng đặc biệt trong giải độc và bảo vệ gan. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hiệu quả trong việc trị tận gốc tác nhân khiến gan nhiễm độc là các bệnh lý như viêm gan virus, xơ gan, men gan cao. Các chuyên gia gan mật khuyên sử dụng dùng cà gai leo để giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh giúp đạt hiệu quả tốt hơn.
Ngoài công dụng giải độc, trị nóng gan trong trường hợp uống rượu bia, thuốc tây dài ngày, tiếp xúc với thực phẩm nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cà gai leo còn có tác dụng trong trị viêm gan virus nhất là viêm gan virus B. Hoạt chất glycoalkaloid có trong cà gai leo còn có tác dụng tiêu diệt virus, bảo vệ các tế bào ban trước sự tấn công của virus và ức chế virus viêm gan mạnh mẽ. Đây là thảo dược duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động do BS. Trịnh Thị Xuân Hòa chủ nhiệm tại Bệnh viện Quân y 103.
Với người xơ gan, Cà gai leo cũng là dược liệu duy nhất được chứng minh giúp ngăn ngừa xơ gan tiến triển, kích thích tăng khả năng tái tạo tế bào gan thông qua cơ chế ngăn chặn hình thành sợi collagen trong tế bào gan qua các đề tài nghiên cứu năm 1987-2000 của Viện Dược liệu trung ương.
Để giải độc gan hàng ngày, có thể dùng cà gai leo để nấu hoặc pha hãm. Sử dụng 50 – 60g cà gai leo khô nấu với nước uống hàng ngày thay nước lọc.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí quyết dùng cà gai leo giúp giải độc gan
Trà giải độc gan từ thảo dược có thực sự tốt không?
Trà giải độc gan là loại đồ uống được làm từ thảo dược tự nhiên. Sau khi thu hái về sẽ được phơi khô và bảo quản để sử dụng dần. Các loại thảo dược thường dùng làm trà giải độc gan phải kể đến như nhân trần, atiso, diệp hạ châu, kim tiền thảo, kim ngân, cà gai leo… Mỗi một loại trà sẽ có mùi vị khác nhau nhưng có công dụng mát gan, giải độc gan theo quan niệm của nhiều người.
Thực tế, các loại trà thảo dược như cà gai leo, diệp hạ châu, nhân trần… có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, mát gan nếu sử dụng đúng cách. Y học hiện đại và cổ truyền cũng đã chứng minh tác dụng hỗ trợ của các thảo dược này đối với gan. Song, điều đáng buồn là hầu hết người sử dụng trà phần lớn đều không đúng cách, khiến “lợi bất cấp hại”.
Có không ít trường hợp sử dụng trà giải độc gan sai cách như dùng quá liều lượng, thời gian uống kéo dài quá lâu, không tham khảo ý kiến của thầy thuốc… gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nhẹ thì bị dị ứng, mẩn ngứa; trường hợp nặng thì ảnh hưởng trực tiếp tới gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thậm chí, lựa chọn thảo dược có chứa tồn dư thuốc trừ sâu, chất bảo quản làm tăng gánh nặng cho gan. Theo thời gian gan sẽ dần tổn thương, chức năng gan suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan…
Hướng dẫn cách sử dụng trà giải độc gan hiệu quả
Theo quan niệm của nhiều người, những gì có nguồn gốc thiên nhiên đều an toàn và lành tính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe gan mật, mặc dù là sản phẩm từ thiên nhiên nhưng cần sử dụng đúng cách mới phát huy tác dụng giải độc, mát gan như mong muốn. Sau đây là một số hướng dẫn khi sử dụng trà giải độc gan nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Lựa chọn trà thảo dược đúng cách
Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, môi trường sống cũng như theo mùa, thời gian mà bạn nên lựa chọn và sử dụng dược liệu sao cho đạt hiệu quả cao nhất, dự phòng các tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, cần cẩn trọng với các loại trà thảo dược có mùi thơm nồng. Hiện nay, có nhiều loại trà thảo dược được tẩm ướp các loại hóa chất như Benzyl Acetate, P-Dimethoxybenzene… Đây là các chất độc hại hữu cơ, khi tiếp xúc nhiều sẽ gây chóng mặt, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh và gan.
2. Chọn trà giải độc gan chất lượng
Nên chọn mua trà giải độc gan ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng. Nguồn dược liệu làm trà cần sạch, an toàn, có chứa hàm lượng hoạt chất cao, có nguồn gốc xuất xứ. rõ ràng, được chứng nhận của các cơ quan kiểm định chất lượng. Tránh tình trạng mua phải các loại trà kém chất lượng, có chứa hóa chất không những không giải độc gan mà là “con dao 2 lưỡi”, khiến gan dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.
3. Phải uống điều độ, đúng liều lượng
Bạn không nên lạm dụng khi sử dụng các loại trà thảo mộc có tác dụng giải độc gan. Nếu sử dụng quá thường xuyên hoặc liều lượng quá nhiều trong ngày có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Chẳng hạn như trà atiso phát huy tác dụng tiết mật và co thắt túi mật nhằm đẩy mật từ gan xuống ruột. Nhưng khi lạm dụng quá nhiều có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa dẫn tới rối loạn điện giải, gan và thận phải hoạt động hết công suất để đào thải phần dư thừa mà cơ thể không hấp thụ hết. Đồng nghĩa với đó là tình trạng xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nóng trong người, nổi mụn, ăn uống kém…
4. Sử dụng trà giải độc gan tùy thể trạng từng người
Tùy theo tình trạng sức khỏe, thể chất, tuổi tác, bệnh trạng… của từng người mà lựa chọn loại trà, cách sử dụng đối với từng trường hợp cho phù hợp. Trà giải độc gan vừa là đồ uống vừa là thuốc nên khi sử dụng cần kết hợp chặt chẽ, tùy từng tính chất và giai đoạn bệnh tật.
☛ Tham khảo thêm tại: Bật mí 17 cách giải độc gan tại nhà đơn giản hiệu quả
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)