Xơ gạn là một bệnh lý vô cùng nghiệp trọng và có những biệt pháp điều trị khác nhau ở giai đoạn còn bù hay đã mất bù. Nếu bạn đang đang nghi ngờ bản thân bị xơ gan, vậy hãy để viemgan.com.vn chỉ ra cho bạn những triệu chứng rất dễ nhận biết của bệnh lý này.
Triệu chứng nhận biết xơ gan còn bù
Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan chức năng gan khi này chưa bị suy giảm quá nhiều. Bởi phần gan khỏe mạnh vẫn còn khả năng bù trừ cho phần gan bị xơ hóa. Vì vậy, các dấu hiệu bệnh không rõ rệt nên nhiều người vẫn không phát hiện ra cho tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Ở giai đoạn này bạn cần phải chú ý hơn nếu người có một hoặc vài đấu hiệu sau:
Mệt mỏi, chán ăn
Ngay khi mắc xơ gan ở giai đoạn còn bù, các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan cố gắng tự đảo ngược lại quá trình này và hình thành sự xa hóa. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng ở giai đoạn này.
Gan bị xơ làm giảm sự thèm ăn, ăn uống không còn cảm thấy ngon miệng khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, kèm theo các cơn đau âm ỉ khiến họ càng thêm mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì.
Rối loạn tiêu hóa
Xơ gan còn bù khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi kể cả khi không làm việc. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu như chán ăn, đầy bụng, ăn uống không tiêu, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng này với các bệnh lý đường tiêu hóa khác nên chủ quan không thăm khám. Điều này làm lỡ cơ hội điều trị xơ gan còn bù khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mất bù, chức năng gan bị suy giảm trầm trọng.
Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải
Gan nằm ở vị trí hạ sườn phải, nên khi bị xơ gan bạn sẽ bị đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải. Tuy không xảy ra thường xuyên nhưng xu hướng các cơn đau lại tăng dần về mức độ đau. Do xơ hóa nên lá gan trở nên yếu hơn, không còn hoạt động như bình thường. Bạn sẽ đối mặt với các cơn đau nhẹ vùng mạn sườn bên phải, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và bị sụt cân nhanh chóng.
Chảy máu cam không rõ nguyên nhân
Thông thường, chảy máu cam thường có liên quan tới bệnh lý như viêm mũi xoang, u nang mũi, lệch vách ngăn, tăng huyết áp…, thậm chí là xơ gan còn bù. Đặc biệt hơn, nếu bạn gặp phải hiện tượng này đang cảnh báo cho thấy bệnh tiến triển nghiêm trọng, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Nước tiểu có màu vàng sẫm
Màu nước tiểu thay đổi bất thường là dấu hiệu của bệnh lý mà bạn không nên chủ quan. Nếu nước tiểu màu vàng sẫm có thể do các bệnh lý về gan, xơ gan
Thông thường, gan sử dụng bilirubin để tạo ra mật và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Gan khỏe mạnh sẽ loại bỏ hầu hết bilirubin ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bị xơ gan, các tế bào gan đang bị tổn thương quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, bilirubin sẽ tích tụ lại trong máu và đi vào nước tiểu gây ra màu vàng sẫm. Dựa vào cảnh báo này, bạn sẽ nhận biết sớm gan của mình đang gặp vấn đề.
Giảm ham muốn, suy giảm khả năng tình dục
Xơ gan còn bù còn là tác nhân gây suy giảm ham muốn và khả năng tình dục của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân nữ bị vô kinh, mất kinh, ở nam giới bị liệt dương.
Xơ gan gây ra rối loạn nghiêm trọng hệ bài tiết, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tình dục. Tác động tiêu trừ của gan đối với hormone sinh dục nữ tương đối yếu nên hàm lượng trong máu cao. Trong khi đó, hormone sinh dục nam có xu thế giảm, gây ra suy giảm ham muốn tình dục và liệt dương.
Lưu ý: Việc phát hiện và điều trị xơ gan trong giai đoạn này là rất cần thiết. Ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng thăm khám để xác định chính xác bệnh lý, từ đó có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Bạn cần quan tâm đến cơ thể của mình ngay khi còn có thể, tránh trường hợp để xơ gan chuyển sang giai đoạn mất bù khiến mọi việc khó khăn hơn rất nhiều.
☛ Xem thêm: Phân biệt xơ gan còn bù và mất bù
Các triệu chứng của xơ gan mất bù
Xuất huyết tiêu hóa
Huyết áp cao nội bộ tại tĩnh mạch cửa gan khiến cho hệ thống tĩnh mạch dạ dày – ruột bị áp lực, giãn ra và phồng to. Theo các bác sĩ, 50% bệnh nhân xơ gan đều có triệu chứng xuất huyết nội tạng. Vì các tĩnh mạch này có thành khá mỏng manh nên sẽ rất dễ vỡ, gây hiện tượng xuất huyết. Nguy cơ xuất huyết cũng tăng cao khi khả năng chuyển hóa vitamin K giúp cầm máu của gan giờ đây đã tê liệt nên khả năng cầm máu cũng không còn nhiều ý nghĩa.
Cổ trướng
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị giai đoạn xơ gan mất bù là cổ trướng . Tình trạng này xuất hiện ở 85% ở những người xơ gan. Dịch cổ trường tập trung ở khoang bụng gây nên một áp lực vùng bụng, gây đau đớn, nặng nề và ảnh hưởng đến hô hấp của bệnh nhân, có thể dẫn đến viêm phúc mạc màng bụng
Vàng da, vàng mắt
Trong giai đoạn cuối bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu vàng da vàng mắt hay móng tay của bệnh nhân. Hiện tượng này là do chức năng gan bị tê liệt khiến cho sự giải độc gan và hoạt động của ống mật không hoạt động khiến bilirunbin bị tích tụ lại.
Người bệnh bị vàng da, vàng mắt, vàng móng
Chứng não gan
Chức năng cơ bản của gan là giúp chuyển hóa các chất như vitamin, protein… thành các chất đơn giản và thải độc, nhưng do giai đoạn cuối chức năng gan không còn đảm bảo khiến cho độc tố bị tồn lại trong máu nhất là amoniac và gây a chứng não gan.
Bệnh nhân sẽ mất ý thức về hành vi, lời nói, mắt mờ mất định hướng, mệt mỏi và yếu cơ. Ở trường hợp này chỉ cần một cơn co giật nguy hiểm sẽ xảy ra và bệnh nhân có thể tử vong nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Triệu chứng khác
- Giảm cân, mệt mỏi, uể oải chỉ muốn nằm một chỗ, da khô, sắc mặt kém, thiếu máu, viêm lưỡi, quáng gà, viêm phù dây thần kinh.
- Bị sốt nhẹ do tế bào gan bị hoại tử, gan bị ung thư, mất khả năng giải độc làm cho chất độc tấn công vào đường tiêu hóa.
- Đau ở vùng gan, có thể đau liên tục hoặc đau dữ dội. Gan bị đau là do khối u tăng trong gan phát triển thành gan bị kéo ra. Cơ hoành có thể bị đau vai phải. Trong thời gian gan kết thành ung thư, có thể bị đau đột ngột. Nếu xuất huyết máu quá nhiều bệnh nhân có thể ngất hoặc sốc
Làm gì khi bị xơ gan
1. Thăm khám định kỳ
Để tránh nhần lẫn, bệnh nhân thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để nhận biết chính xác bệnh lý và xác định mức độ tiến triển của bệnh lý.
Xét nghiệm máu:
Các xét nghiệm này để xác định có bất thường trong máu và nước tiểu hay không. Xét nghiệm cụ thể như sau:
- Xét nghiệm sinh hóa, đông máu: Kiểm tra chỉ số cơ bản để đánh giá chức năng gan, tổn thương của gan như Định lượng albumin, protein, các yếu tố đông máu APTT hoặc INR, bilirubin; Đo hoạt độ các men AST/GOT, ALT/GPT, GGT, ALP, LDH)
- Tổng phân tích tế bào máu để kiểm tra số lượng tế bào máu, đặc biệt là số lượng tiểu cầu có trong máu.
Ngoài ra, bệnh nhân được chỉ định thực hiện xét nghiệm để tìm hiểu, xác định các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gây xơ gan như:
- Xét nghiệm xác định nhiễm virus viêm gan B,C, D hoặc do các nhiễm khuẩn khác gây xơ gan hay không.
- Xét nghiệm tự kháng thể nếu nghi ngờ do bệnh tự miễn.
Siêu âm gan: Nhận biết về sự thay đổi kích thước gan, các bất thường nhu mô gan… Tuy nhiên, siêu âm chỉ là phương pháp bổ sung vì không cho thấy được tổn thương gan ở mức độ nặng hay nhẹ.
Chụp CT, chụp MRI: Phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết rõ mức độ tổn thương gan.
Soi ổ bụng, sinh thiết gan: Thực hiện phương pháp này nhằm xác định tiến triển của quá trình xơ gan qua các giai đoạn. Từ đó, bác sĩ lên hướng điều trị sao cho phù hợp với từng người bệnh.
2. Điều chị theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi đã làm những xét nghiệm cần thiết, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cho những biện pháp điều trị phù hợp với giai đoạn xơ gan của mình. Nếu thực sự bạn mới chỉ ở giai đoạn xơ gan còn bù thì vẫn còn rất nhiều biện pháp điều trị phù hợp dành cho bạn.
Nếu bạn đã bị chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù, việc can thiệp y tế chuyên sâu là cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp có thể cần sử dụng ở giai đoạn này:
Dùng thuốc lợi tiểu
Thông thường, bệnh nhân xơ gan cổ trướng được yêu cầu dùng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng đào thải muối và nước ở thận, từ đó giúp giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như nước ở không gian đa bào.
Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng là spironolactone (Aldactone), furosemide (Lasix), tùy từng bệnh nhân mà được điều chỉnh liều lượng phù hợp. Thuốc chỉ có tác dụng khi chúng được uống cùng với lượng muối hạn chế.
Chọc dịch cổ trướng
Sự tích tụ chất lỏng không được cải thiện bằng thuốc và chế độ ăn uống hạn chế muối thì người bệnh có thể yêu cầu loại bỏ một lượng lớn chất lỏng bằng chọc hút dịch nhằm giảm các triệu chứng.
Bác sĩ thực hiện bằng cách đặt một ống dẫn lưu trong gan (TIPS) để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng đáng kể từ cổ trướng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vỡ ổ dịch có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Ghép gan
Bệnh nhân có thể được chỉ định ghép gan, nhưng phương pháp này rất tốn kém và không phải người bệnh nào cũng có đủ kinh tế để thực hiện. Mặt khác, nguồn hiến tạng rất hiếm, sau khi ghép gan cơ thể có thể đáp ứng được hay không nên phương pháp này cần cân nhắc rất kỹ.
3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ngoài dùng thuốc điều trị, người mắc xơ gan cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để nâng cao quá trình hồi phục chức năng gan. Người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây:
- Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích
- Hạn chế sử dụng muối.
- Bổ sung các loại đạm có giá trị sinh học cao như thịt lợn nạc, gà nạc, trứng, sữa bột tách bơ.
- Giảm lượng chất béo từ động vật, hạn chế ăn các món chiên rán.
- Tăng cường các chất bột, đường dễ hấp thu như gạo, khoai củ…
- Tránh bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt…
- Bổ sung tăng cường các loại rau xanh, hoa quả chín như rau xanh lá đậm (rau cải, rau ngót, rau bina…), cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại trái cây (cam, bưởi, xoài, đu đủ chín…).
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bộ môn yêu thích với cường độ vừa phải như đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ…
Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù
Lời kết:
Trên đây là bài viết về các triệu chứng nhất biệt bệnh xơ gan gồm xơ gan giai đoạn còn bù và đã mất bù. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh lý khi vẫn còn có thể điều trị. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ mỗi ngày. Nếu bạn còn câu hỏi khác về bệnh gan, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 1800.1190 để chúng tôi trực tiếp tư vấn cho bạn.
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Cirrhosis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15572-cirrhosis-of-the-liver