Gan của chúng ta có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh, gồm có: AST, GGT, ALT,… Các enzym này được gọi chung là men gan, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan tổng hợp và chuyển hóa các chất hay loại bỏ các độc tố. Chức năng gan còn hoạt động tốt hay không đều phụ thuộc vào những chỉ số của các enzym này. Hãy cùng tìm hiểu vai trò của các chỉ số men gan cũng như cách kiểm soát chỉ số này ở mức ổn định nhất thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Vai trò của các chỉ số men gan
Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, không chỉ trong việc chuyển hóa thức ăn mà còn giúp loại bỏ những tác động xấu, chất độc được tích tụ trong một thời gian nhất định trong cơ thể từ bên trong ra bên ngoài.
Khi các chất cần thiết cho việc cấu tạo và hoạt động của cơ thể đến từ nguồn thức ăn đã qua quá trình hấp thu thì sẽ được đưa về gan, tại đây gan sẽ thanh lọc sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng phù hợp và thực hiện luôn nhiệm vụ thải độc tố ra bên ngoài.
Nếu như cơ thể bạn gặp vấn đề thì bộ phận chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thường là gan, điều này có nghĩa là chỉ số men gan của bạn hiện đang có những thay đổi, lượng men gan trong máu sẽ cao hơn mức bình thường. Thông qua việc xét nghiệm các chỉ số men gan có thể xác định được mức độ tổn thương gan và sức khỏe của bạn.
2. Chỉ số AST (SGOT) là gì?
Chỉ số AST hay còn gọi là Aspartate Transaminase, một số tài liệu cũng có thể gọi SGOT, là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase.
AST chứa một loại enzyme được tìm thấy nhiều ở trong các tế bào trong gan và thận hoặc một lượng nhỏ hơn ở trong cơ tim và cơ bắp. Nếu bạn là một người khỏe mạnh, sức khỏe tốt và hoàn toàn bình thường thì chỉ số AST này ở mức thấp. Còn trường hợp gan của bạn đang gặp tổn thương, thì lúc này tế bào gan sẽ giải phóng và đưa AST đi vào trong máu, làm cho lượng enzyme này tăng cao lên.
☛ Xem chi tiết: Chỉ số AST và ý nghĩa của xét nghiệm AST
3. Chỉ số ALT (SGPT) là gì?
Chỉ số ALT hay còn gọi là Alanine Transaminase, một số tài liệu cũng có thể gọi là SGPT, là viết tắt của Serum Glutamate – Pyruvate Transaminase.
ALT là chỉ số có hiệu quả và tác dụng đặc biệt, nó cho biết những tổn thương gan trong bào tương hoặc một số ít ở tế bào cơ vân và cơ tim.
4. Chỉ số men gan bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Thông thường, sau khi được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm xác định chỉ số men gan, bạn sẽ nhận được kết quả và kết luận về vấn đề gan tại thời điểm đó.
Trường hợp chỉ số men gan của bạn không vượt quá giới hạn cho phép thì được cho là chỉ số men gan bình thường. Cụ thể như sau:
Chỉ số men gan | Giới hạn bình thường |
ALT | 7 – 56 UI/L |
AST | 5 – 40 UI/L |
Ngược lại, nếu chỉ số men gan bất thường, trên mức cho phép thì sẽ được cho là chỉ số men gan cao hay chỉ số men gan tăng. Thông qua việc xét nghiệm hai chỉ số men gan là AST và ALT nêu trên thì có thể xác định là ở mức độ bình thường hay cao. Có 3 loại mức độ tăng cao của gan đó là tăng nhẹ, tăng trung bình và tăng cao, thể hiện như sau:
Chỉ số men gan | Mức độ tăng nhẹ | Mức độ tăng trung bình | Mức độ tăng cao |
ALT | 40 – 80 UI/L | 80 – 200 UI/L | > 200 UI/L |
AST | 40 – 80 UI/L | 80 – 200 UI/L | > 200 UI/L |
5. Chỉ số men gan cao báo hiệu bệnh gì?
Chỉ số men gan cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:
Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo được tích tụ và ứ đọng lại quá nhiều ở gan. Thông thường, với những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ, trọng lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 đến 10%. Rượu là một trong những nguyên nhân chính yếu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và được gọi là gan nhiễm mỡ do rượu.
Gan nhiễm mỡ được chia làm 4 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, bệnh chưa có biểu hiện nhiều, cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Lượng mỡ chiếm từ 5 – 10% trọng lượng của gan, việc tích tụ nhưng không gây ra viêm, các chỉ số AST và ALT ở mức bình thường.
- Giai đoạn 2: Lượng mỡ bắt đầu tăng lên, chiếm từ 10 – 25% trọng lượng của gan, bắt đầu xuất hiện viêm, các chỉ số AST và ALT tăng cao.
- Giai đoạn 3: Lúc này tỷ lệ mỡ chiếm từ 25 – 30% trọng lượng của gan, biểu hiện của viêm rõ ràng hơn, chỉ số AST và ALT tiếp tục tăng cao.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng của bệnh, lúc này tỷ lệ mỡ đã chiếm trên 30% trọng lượng của gan, nhu mô gan đã bị tổn thương, xơ hóa không thể phục hồi. Tình trạng này là nguyên nhân gây ra xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan
Viêm gan là tình trạng vùng mô bị suy giảm chức năng do bị tổn hại vì bệnh hoặc thương tích ở các tế bào gan gọi là viêm gan. Bệnh thường diễn ra âm thầm và lặng lẽ, không cho thấy những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến khi có biểu hiện bệnh nặng thì mới nhận thấy triệu chứng.
Viêm gan do nhiễm virus được xem là nguyên nhân làm tăng men gan nguy hiểm nhất. Tập hợp những loại virus gây viêm gan bao gồm viêm gan A, B, C, D, E và G. Ngoài ra thì cũng có những loại virus khác như là EVB, MV,… Viêm gan cấp gây ra do virus hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào đều khiến cho men gan của bạn bị tăng đột biến.
Virus sau khi xâm nhập vào các tế bào gan sẽ làm hủy hoại các tế bào gan. Khi tế bào gan bị hủy càng nhiều thì lượng men gan được giải phóng ra càng lớn.
☛ Đọc thêm: Tổng quan về Viêm gan B
Bệnh đường mật
Chỉ số men gan tăng cao do người bệnh mắc các bệnh lý liên quan về đường mật như: Khối u đường mật, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật, teo đường mật bẩm sinh, và xơ gan.
Khi đó, các tế bào gan sẽ bị hủy hoại hàng loạt gây tình trạng hôn mê gan, viêm gan cấp, nặng hơn có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Với những người mắc bệnh về đường mật, chỉ số men gan trong cơ thể đã ở mức cao, do đó, cần phải theo dõi thật cẩn thận và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến viêm gan xơ gan, ung thư gan.
Các bệnh lý khác
Trong một số trường hợp, người bị tăng mỡ máu khi dùng thuốc giảm mỡ máu để điều trị cũng có thể làm chỉ số men gan tăng lên. Nếu bệnh nhân ngưng dùng thuốc thì các chỉ số sẽ trở lại mức bình thường.
Tuy nhiên, một vài trường hợp gan đang bị tổn thương nhưng chỉ số men gan lại bình thường, không tăng không giảm, điển hình như các bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc mắc hội chứng ure huyết.
6. Mẹo giúp bạn kiểm soát các chỉ số men gan ở mức ổn định
Để việc chăm sóc sức khỏe cho gan một cách khỏe mạnh, chỉ số men gan không tăng hoặc giữ vững ở mức ổn định thì việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý kèm với việc cung cấp thực phẩm đầy đủ đóng vai trò chính yếu. Một trong những phương pháp đơn giản, hiệu quả và hữu hiệu nhất là dùng các loại thực phẩm, thức ăn tốt cho gan đảm bảo thực hiện các chức năng gan ở trạng thái tốt nhất. Cụ thể:
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin
Người bị tăng men gan thì nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin D có tác dụng giúp giảm mức ALT trong máu rất tốt.
Những thực phẩm như cà rốt, bơ, trứng gà, cá hồi, nghệ, bí đỏ, phô mai, bắp cải… là những loại chứa nhiều vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống và ngăn ngừa được những bệnh viêm gan mà nguyên nhân là do virus.
Ngoài những thực phẩm, thức ăn nêu trên thì bạn cũng cần phải có chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý và có khoa học để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Cũng cần nên tránh sử dụng các loại bia, rượu nhiều hoặc kéo dài, không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, chất béo như các món chiên, đồ uống có đường.
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh được xem là top thực phẩm nổi bật giúp bạn cân bằng chức năng gạn tối ưu, giúp thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả. Không chỉ thế, việc bổ sung loại thức ăn này thường xuyên còn giúp tăng cường tái tạo tế bào mới cho gan, để từ đó ngăn chặn hiện tượng rò rỉ men gan AST, ALT, hạn chế tối đa việc giải phóng men gan vào máu.
Đa phần loại thức ăn này có chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa cũng như hàm lượng chất béo thấp. Bổ sung thường xuyên sẽ giúp làm giảm men gan của cơ thể bạn một cách hiệu quả. Các loại rau xanh được khuyên dùng nhất hiện nay là các loại hạt, bí xanh, cải xanh,…
Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày
Bơi lội, chạy bộ là các bài tập không chỉ giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, giúp cơ thể gọn hơn mà còn góp phần giúp bảo vệ gan tốt hơn, hạn chế các tổn thương. Cụ thể, béo phì được xem là nguy cơ cao dẫn đến tăng men gan, do đó, việc thực hiện các bài tập trên vừa giúp bạn có vóc dáng cân đối lại còn có tác động tích cực trong việc kiểm soát men gan hiệu quả.
Bổ sung các loại nước ép thường xuyên
Nước ép bưởi giúp cơ thể bảo vệ gan tốt hơn, kiểm soát các chỉ số men gan tối ưu
Bạn nên bổ sung thêm các loại nước ép sau đây để giúp kiểm soát các chỉ số men gan hiệu quả:
- Nước ép bưởi: Hàm lượng chất chống lại oxy hóa có trong bưởi là rất cao, điều này có thể giúp cho cơ thể bạn bảo vệ và chống lại có tác nhân gây ảnh hưởng đến gan. Trong thành phần của nước ép bưởi có chứa các hoạt chất như naringenin, naringin được nhiều bác sĩ cho là hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị những tổn thương về gan.
- Nước ép củ cải đường: Củ cải đường, loại thực phẩm chứa lượng nitrat, chất chống oxy hóa rất nhiều, nếu bạn uống nước ép của loại củ này sẽ rất hiệu quả trong việc giảm men gan và tốt cho gan của bạn. Ngoài ra, uống nước ép củ cải đường còn làm giảm bớt tổn thương gan gây ra bởi viêm và tăng các chất enzyme giải độc cho gan.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị men gan cao nên ăn gì, kiêng gì?
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)