Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng dưỡng chất không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp bảo vệ gan tránh bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nắm rõ được vấn đề viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì chính là cơ sở để mẹ bầu xây dựng được thực đơn dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Mục lục
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu bị viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh phổ biến hiện nay do siêu vi B (Hepatitis B virus) xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, làm tổn thương gan và hoại tử nhu mô gan. Để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi mô gan, bên cạnh những chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần điều chỉnh thói quen ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn khoa học, cân bằng dưỡng chất giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể ức chế, làm giảm áp lực lên gan, giúp gan tự tái tạo, phục hồi và cải thiện chức năng. Nếu bổ sung thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến gan phải làm việc hết công suất để điều chế và tống xuất chất thừa ra ngoài và làm cho gan bị tổn thương nặng nề.
Chia nhỏ bữa ăn
Đây là phương pháp hữu ích để cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thu dưỡng chất, hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa và gan. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, mẹ bầu nên chia thành 4-5 bữa “(3 bữa chính và 2 bữa phụ) để giảm tải dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi lần.
Cân bằng 4 nhóm dưỡng chất
- Thực phẩm giàu protein: Protein tham gia vào quá trình xây dựng lên các mô mới trong gan, giúp ức chế sự phát triển của bệnh xơ gan, giúp ngăn ngừa và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương. Tuy nhiên, protein từ động vật thường khó tiêu hóa nên mẹ bầu bổ sung protein cho cơ thể từ nguồn thực vật như: đậu nành, ngũ cốc, rau xanh và các loại hạt.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ không chỉ dễ ăn, dễ tiêu hóa mà còn giúp cho gan chuyển quá tốt hơn, từ đó gan không phải chịu áp lực và gồng mình lên để làm việc.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin A, C có tác dụng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung chất oxy hóa giúp gan phục hồi nhanh hơn, ức chế sự tiến triển của bệnh gan, ngăn ngừa tình trạng ung thư.
Không ăn thực phẩm sống
Các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc thức ăn để trữ quá lâu trong tủ lạnh đều không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho gan. Những loại đồ ăn này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn có thể gây kích thích quá mức hoạt động của các tế bào Kupffer trong gan, gây ra sự viêm nhiễm và gây hại cho gan. Đặc biệt, với những mẹ bầu bị viêm gan B nếu bổ sung những loại thực phẩm độc hại này còn tạo điều kiện cho sự phát triển của biến chứng viêm gan B như xơ gan và ung thư gan.
Từ bỏ rượu bia và chất kích thích
Nhóm đồ uống này có thể thúc đẩy sự di chuyển của các chất độc, vi khuẩn từ ruột vào gan nên làm tăng nguy cơ nhiễm độc ở gan. Do đó, khi bị viêm gan B cần ngưng hoàn toàn thói quen tiêu thụ rượu bia để cải thiện quá trình phục hồi ở gan.
Bà bầu bị viêm gan B nên ăn gì?
Gan là cơ quan có chức năng bài tiết dịch mật, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố và hóa chất từ gây hại từ trong thực phẩm đưa vào. Chính vì vậy, bà bầu bị viêm gan B cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh viêm gan B khi mang thai sử dụng trong thực đơn mỗi ngày:
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, đây không chỉ là chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa cho bà bầu mà còn là sự lựa chọn tốt nhất của những người mắc bệnh gan. Các loại ngũ cốc nguyên hạt khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp đào thải bớt độc tố cho gan, tăng cường khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Vì vậy, bà bầu bị viêm gan B nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như: bột yến mạch, hạt kê, gạo lứt, lùa mì, ngô… vào trong thực đơn bữa sáng hoặc bữa phụ là rất hợp lý.
2. Cá béo
Cá béo là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể cho mẹ bầu. Với những bà bầu bị viêm gan B, omega 3 có tác dụng ức chế quá trình viêm ở gan, giảm thiểu tổn thương ở tế bào gan khi bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Bà bầu nên bổ sung các loại cá béo tốt cho bệnh gan như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi… Để cải thiện sức khỏe cho lá gan, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn từ 2 – 3 bữa mỗi tuần.
3. Các loại đậu
Các loại đậu giúp bổ sung nặng lượng cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu. Ngoài ra, chúng còn giúp giải độc và làm mát gan hiệu quả giúp tái tạo và phục hồi tổn thương gan rất tốt.
Bà bầu nên bổ sung loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ… để cải thiện hệ tiêu hóa giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Một số món ăn chế biến từ đậu: Cháo thịt bằm nấu cùng đậu, canh xương nấu với bí đỏ và đậu xanh, chè đậu, nước đậu đen rang…
4. Các loại hạt dinh dưỡng
Các loại hạt dinh dưỡng như: hướng dương, óc chó, hạt dẻ, hạt lanh, hạnh nhân… giúp cung cấp vitamin E cho cơ thể. Ngoài ra, các loại hạt còn chứa hàm lượng lớn omega 3 có tác dụng chống viêm, bảo vệ sức khỏe lá gan và cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sữa uống hoặc trộn với salad ăn đều đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
5. Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt, giảm gánh nặng cho gan và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, rau xanh còn rất giàu các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như: vitamin, khoáng chất, canxi, sắt… giúp gan phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào gan và ngăn ngừa ung thư gan.
Các loại rau màu xanh sẫm mà bà bầu bị viêm gan B nên bổ sung bao gồm: súp lơ xanh, rau bina, rau cải canh, rau ngót…
6. Cà rốt
Cà rốt cung cấp nguồn vitamin A phong phú nên giúp bảo vệ gan tốt nhất. Đồng thời, nó còn giúp bảo vệ gan khỏi bị nhiễm độc và các tác động của hóa chất độc hại.
Hơn nữa, cà rốt còn giúp bổ sung Flavonoid, vitamin C, E và một số loại khoáng chất như kali, magiê. Khi bổ sung vào cơ thể nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch, đào thải độc tốc trong cơ thể và thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương trong gan.
7. Táo
Táo là loại trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa và đào thải độc tố, đồng thời giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể giúp giảm bớt gánh nặng cho gan.
Đặc biệt, trong táo còn chứa các thành phần như: vitamin A, C, E, axit malic và axit tannic giúp làm sạch gan, chống viêm, tăng cường chức năng hoạt động của lá gan.
8. Quả nho
Quả nho chứa nhiều hợp chất resveratrol thực vật, khi vào cơ thể hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh ung thư gan.
Mỗi ngày, mẹ bầu có thể bổ sung 1 ly nước ép nho hoặc ăn trực tiếp cả quả giúp cơ thể hấp thu được tối đa chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
9. Bơ
Bơ giàu omega 3 có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, giảm tổn thương ở gan. Bên cạnh đó, bơ rất dồi dào chất xơ giúp hỗ trợ thải độc gan, giúp người bệnh kiểm soát tốt cân nặng.
10. Trứng
Lòng trắng trứng có chứa nhiều acid amin như methionin, eytein, eystin giúp bảo vệ gan. Còn lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo phosphatidylcholin (lecithin) cũng rất tốt cho gan.
Bên cạnh đó, trứng chứa lượng sinh tố nhóm B rất tốt cho bà bầu. Mỗi ngày ăn 1 quả trứng gà sẽ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Do đó, nếu không phải là người bị dị ứng với trừng thì mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 1 quả trứng luộc cũng giúp bảo vệ gan rất tốt.
11. Sữa
Sữa là nguồn cung cấp viamin D và protein rất tốt cho mẹ bầu. Với những mẹ bầu bị viêm gan B, cơ thể thường bị thiếu hụt vitamin D do chức năng tổng hợp chất béo của gan nhằm hòa tan loại vitamin này bị suy giảm. Do đó, sữa rất tốt cho mẹ bầu bị viêm gan B.
Trong sữa còn chứa methionin giúp tăng cường khả năng ngăn mỡ tích tụ ở gan do methionin có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp cholin rất tốt.
12. Uống nhiều nước
Nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thải độc gan và đồng thời thúc đẩu hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. Nhờ vậy mà các chấy dinh dưỡng trong cơ thể được chuyển hóa, làm giảm áp lực cho gan. Uống nhiều nước chính là một cách đơn giản để bạn cải thiện chức năng hoạt động của lá gan.
Mẹ bầu có thể bổ sung nước cho cơ thể từ nước lọc, nước trái cây (nước chanh, nước bưởi, nước cam, nước táo…), nước ép cà rốt.
Bà bầu bị viêm gan B kiêng ăn gì?
Gan là một trong những cơ quan chính giúp bài tiết và đào thải độc tố trong cơ thể. Nếu bổ sung những loại thực phẩm có hại sẽ khiến cho gan hoạt động kém, và quá tải khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt khi bị viêm gan B, bà bầu cũng nên lưu ý tránh những món ăn có thể làm tăng áp lực cho gan, gây tổn thương gan. Bà bầu bị viêm gan B không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống dưới đây:
1. Đồ uống có cồn
Rượu bia và đồ uống có cồn là nhóm đồ uống hàng đầu mà phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần tránh. Thường xuyên sử dụng các loại thức uống này chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về gan như: xơ gan, ung thư gan.
Ngoài ra, khi dung nạp rượu bia và đồ uống có cồn gây ức chế sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Hơn nữa, chất cồn còn làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh. Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng rượu bia dưới bất cứ hình thức nào.
2. Thức ăn cay nóng
Các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như: tiêu, ớt, sa tế, mù tạt không được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu và đặc biệt là với những trường hợp bà bầu bị viêm gan B. Đồ ăn cay nóng không chỉ khiến cho mẹ bầu dễ bị táo bón, tác động xấu đến dạ dày mà còn ảnh hưởng đến khả năng thải độc gan, gây nóng gan, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi những tổn thương ở gan do siêu vi B gây ra.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm cay nóng còn có thể gây hiện tượng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa da do nóng gan. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
3. Thức ăn nhanh
Khoai tây chiên, xúc xích, đồ hộp… là những món ăn chứa nhiều natri và các chất bảo quản vừa không tốt cho sức khỏe mẹ bầu vừa gây hại cho gan.
4. Các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa không chỉ khiến mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát mà còn khiến cho bệnh gan phát triển nặng hơn, làm ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục của gan khi bị virus viêm gan B tấn công.
Mẹ bầu có thể hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ động vật trong khi chế biến món ăn, thay vào đó mẹ nên lựa chọn một số loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu mè…
5. Thịt mỡ, nội tạng động vật
Thịt mỡ và nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol có thể gây cản trở quá trình bài tiết dịch mật, tác động xấu đến quá trình lọc thải độc tố, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất độc chưa được phân giải hết nên khi bổ sung vào cơ thể sẽ tạo gánh nặng cho gan và nguy cơ dẫn tới ngộ độc gan. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tránh bổ sung các món ăn được chế biến từ: gan, ruột non, ruột già…
6. Muối
Thói quen ăn mặn, sử dụng nhiều muối trong chế biến món ăn khiến cho cơ thể dễ bị tích nước. Chúng không chỉ gây tích nước ở các chi mà còn khiến cho gan bị ứ nước, sưng phù. Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại dưa cải muối chua, các loại cá muối…
7. Đồ ngọt
Đồ ngọt không chỉ khiến mẹ bầu có nguy cơ tăng cân nhanh, tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh gan khi mang thai. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu vào trong gan, gây cản trở việc trao đổi chất và chuyển hóa dinh dưỡng tại gan. Từ đó khiến cho gan không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết để tái tạo tổn thương.
Thông tin xem thêm: Hướng dẫn điều trị viêm gan B khi mang thai
Lời kết
Trên đây, bài viết đã cung cấp những thực phẩm tốt và không tốt cho người mắc bệnh viêm gan B. Bà bầu nên chú ý để lựa chọn những loại thực phẩm tốt bổ sung vào thực đơn mỗi ngày vừa đảm bảo được sức sức khỏe mà thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, giúp cho quá trình mang thai được suôn sẻ nhất. Đừng quên ghé thăm Viemgan.com.vn mỗi ngày để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bệnh gan bạn nhé.