Một trong những con đường truyền nhiễm viêm gan B là lây truyền qua đường từ mẹ sang con nên rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn hơn cho bé cũng như hạn chế được nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cho bé. Để giải đáp được thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bị viêm gan B có mang thai, sinh con được không?
Lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên nhiều chị em đang mang thai hoặc có kế hoạch sinh con thường hoang mang, lo lắng bị bệnh viêm gan B có nên mang thai và sinh con không? Theo nhận định của các chuyên gia thì phụ nữ viêm gan B hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.
Mặc dù bệnh có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì vẫn có thể an toàn, không lây truyền sang con. Nếu bạn đang mắc bệnh viêm gan B mà dự định có thai thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện xét nghiệm cần thiết và hướng dẫn cụ thể.
Cơ chế lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
Viêm gan B có 3 con đường lây nhiễm chính là: Lây qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Trong trường hợp lây từ mẹ sang con, virus viêm gan B có có thể lây truyền từ mẹ bầu sang thai nhi ở giai đoạn mang thai và trong lúc chuyển dạ sinh con.
➤ Ở giai đoạn mang thai:
Trong quá trình mang thai, thai nhi và máu của mẹ không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Thai nhi nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua nhau thai. Trong 24 tuần đầu thai kỳ, hàng rào nhau thai rất dày nên khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là không có.
Từ tuần thứ 25 trở đi, hàng rào nhau thai sẽ mỏng dần đi và các mô liên kết cũng giảm đi đáng kể. Càng về những tuần cuối của thai kỳ, chỉ một chấn động nhẹ cũng có thể làm tổn thương đến hàng rào nhau thai. Khi nhau thai bị tổn thương thì máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm trong giai đoạn mang thai là không đáng kể.
➤ Trong giai đoạn chuyển dạ:
Trong lúc chuyển dạ, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám co thắt theo khiến cho máu của mẹ có thể tiếp xúc trực tiếp với máu của em bé dẫn đến nguy cơ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang em bé.
Đồng thời, trong quá trình sinh nở, em bé cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ khi chui khi tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở cụ thể là như sau:
- Trường hợp người mẹ bầu bị viêm gan B và HBeAg dương tính (tức là virus đang hoạt động) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm.
- Trường hợp người mẹ bầu nhiễm viêm gan B và HBeAg âm tính (virus không hoạt động) thì tỷ lệ lây nhiễm cho con là khoảng 32%.
Thông tin xem thêm: Biện pháp phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?
Vì muốn con mình được khỏe mạnh, nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất nên mẹ bầu thường lo lắng để chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi sinh. Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé.
Theo các bác sĩ chuyên gia, dù là sinh thường hay sinh mổ thì khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là như nhau. Bởi vì vẫn chưa có bắng chứng xác thực nào có thể chứng minh được tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con ở phương pháp sinh thường hay sinh mổ cao hơn. Và đặc biệt, các chuyên gia cũng đã khẳng định, tỷ lệ mắc virus viêm gan B của trẻ sơ sinh không hoàn toàn không liên quan đến phương pháp sinh.
Cần làm gì để giảm tỷ lệ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con?
Viêm gan B có thể truyền nhiễm sang con nhưng không phải lúc nào cũng có thể lây nhiễm cho con tức là thai phụ hoàn toàn có thể bảo vệ con mình trước virus viêm gan B. Tỷ lệ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con còn tùy vào từng thời điểm mắc bệnh và các biện pháp hỗ trợ điều trị, phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số điều thai phụ bị bệnh viêm gan B cần chú ý để giảm tỷ lệ truyền virus từ mẹ sang con đến mức thấp nhất:
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định lỳ là cách tốt nhất để kiểm tra và đảm bảo tình hình sức khỏe cho mẹ bầu tốt nhất, ổn định và phù hợp để sinh con nhất. Đồng thời, thăm khám định kỳ sẽ giúp thai phụ bị viêm gan B có được những lời khuyên hữu ích nhất cho từng giai đoạn từ bác sĩ chuyên khoa.
Xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ
Bên cạnh các xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm viêm gan B theo định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời bệnh viêm gan B cho thai phụ và có phác đồ điều trị cũng như phòng chống lây nhiễm cho thai nhi phù hợp nhất.
Với những trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B từ trước khi mang thai sẽ cần phải tiến hành xét nghiệm viêm gan B để kiểm tra tình trạng hoạt động của virus viêm gan B. Xét nghiệm, kiểm tra sẽ giúp thai phụ biết được mình đang ở giai đoạn nào, virus có đang phát triển mạnh hay không.
Thai phụ dương tính với HbsAg cần tiến hành xét nghiệm HbsAg (+) để đánh giá mức độ ADN và Anti-HBe hoặc HBeAg với các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có hướng điều trị thích hợp. Nếu virus viêm gan B đang ở thể hoạt động thì thai phụ cần bắt đầu uống thuốc hỗ trợ chống lây nhiễm virus cho thai nhi và kéo dài đến sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì người mẹ sẽ được tiêm phòng vắc xin chống virus, vắc xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm phòng vacxin là cách ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất.
Trẻ sơ sinh được khuyến cáo Tiêm vắc- xin viêm gan B trong vòng từ 12 – 24 giờ sau sinh. Trẻ càng tiêm phòng sớm thì hiệu quả càng cao và có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu, bé sẽ có 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không mang lại hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày từ khi trẻ sinh ra.
Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ sớm không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang còn mà còn giúp bảo vệ trẻ không lây nhiễm từ các thành viên khác trong gia đình thông qua các tiếp xúc trực tiếp với vết xước có chảy máu. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khoảng 90% bé nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất cao ở độ tuổi trưởng thành và trong số đó có khoảng 25% người chết vì bệnh xơ gan hay ung thư gan.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được phân ra thành những trường hợp sau:
- Trường hợp người mẹ có các xét nghiệm HBsAg (-) thì sau sanh bé sẽ được tiêm ngừa một mũi vacxin ngừa viêm gan B trong vòng từ 12 – 24 giờ sau sinh.
- Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%. Khi đó, bé cần tiêm một mũi vacxin ngừa viêm gan B và một mũi Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). 2 mũi tiêm này cần nằm ở 2 bắp tay để ngăn chặn hiện tượng trung hòa kháng thể, dẫn đến việc cả vacxin viêm gan B và kháng thể Globulin đều không phát huy được tác dụng vốn có.
- Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg(+) , tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con có thể cao đến 90%. Để giảm tỷ lệ lây nhiễm, trẻ sẽ được tiêm hai liều vacxin ngừa viêm gan B và một mũi Globulin.
Xem chi tiết: Tiêm vaccxin phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi? Phác đồ tiêm chủng?
Chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học
Mẹ bầu bị viêm gan B nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để giúp cho gan hoạt động tốt hơn, giảm áp lực lên gan. Đầu tiên, xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, cơ thể khỏe mạnh từ đó có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Mẹ bầu nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe thông qua các loại rau của quả tươi.
Nếu bổ sung những loại thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến cho gan phải làm việc hết công suất và khiến cho gan bị tổn thương nặng nề hơn. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tránh bổ sung những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình và thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng không nên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe để hỗ trợ trao đổi chất và giúp thải độc cho cơ thể. Các bài tập mẹ bầu có thể tham khảo bao gồm: đi bộ, yoga, thiền…
Đặc biệt, thường xuyên luyện tập yoga trong thời gian mang thai sẽ giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh và đồng thời tăng sự gắn kết, thân thiết giữa mẹ và bé. Đặc biệt, yoga còn giúp hạn chế tình trạng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cho bà bầu bị viêm gan B.