Bệnh viêm gan B được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh ít triệu chứng nhưng có thể gây tử cao và chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Để người bệnh có thể hiểu một cách cơ bản và đủ tốt để đối mặt với căn bệnh này. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
Mục lục
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, khi xâm nhập vào cơ thể gây, nó gây nhiễm trùng, tổn thương nghiêm trọng tới tế bào gan. Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Để xác định bệnh, các duy nhất là cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra kháng nguyên bề mặt HbeAg (nhận biết cơ thể có mang siêu vi trùng hay không) và xét nghiệm Anti-HBe (xác định cơ thể đã được phòng vệ với bệnh viêm gan B hay chưa).
Viêm gan B có hai dạng:
- Viêm gan B cấp tính: Bệnh lý ngắn này, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Trong một số trường hợp có thể dẫn tới viêm gan B dạng mạn tính
- Viêm gan B mạn tính: Bệnh xảy ra dài hạn khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh.
Viêm gan B cấp sau 6 tháng chuyển thành viêm gan B mãn có thể thuộc 1 trong 3 thể sau:
- Viêm gan B mãn thể người lành mang mầm
- Viêm gan B mãn thể ngủ yên
- Viêm gan B mạn thể hoạt động
Nguyên nhân chính gây viêm gan B
Nguyên nhân chính gây viêm gan B đó là do virus viêm gan B hay còn gọi là Hepatitis B Virus (HBV) gây ra. Đây là một loại virus nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao, đồng thời là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ 2 chỉ sau thuốc lá.
HBV có thể sống được 30 phút trong nhiệt độ 100 độ C và có thể sống đến 20 năm ở nhiệt độ -20 độ C. Chúng có thể tồn tại ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Nguy hiểm hơn là trong thời gian này chúng vẫn có thể gây nhiễm bệnh nếu xâm nhập vào cơ thể người chưa tiêm vacxin. Thời gian trung bình ủ bệnh của virus viêm gan B là 75 ngày và có thể dao động trong khoảng từ 30-180 ngày.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B:
- Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là khi tiêm truyền tĩnh mạch
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
- Làm công việc phải tiếp xúc nhiều với máu của người bệnh
- Đi đến những nơi có tỷ lệ người mắc bệnh cao
- Lạm dụng bia rượu quá nhiều
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lạnh mạnh
Dấu hiệu triệu chứng cảnh báo mắc bệnh
Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan virus B.
Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì vậy người bệnh cần thực sự chú ý khi cớ thể có các dấu hiệu như sau:
- Cơ thể mệt mỏi: Bệnh nhân viêm gan B thường thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có nhiều người tự nhiên mệt như hết cả hơi sức …
- Sốt báo: Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện tượng sốt nhẹ. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do khi virus tấn công làm tổn thương gan, khiến gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu làm cơ thể bị sốt.
- Rối loạn tiêu hóa: Những người bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, trướng bụng….
- Vàng da: Vàng da là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là bệnh gan đã ở mức nghiêm trọng, cần đi khám ngay.
- Xuất huyết dưới da: Khi thấy có triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.
Các con đường lây nhiễm viêm gan B
Viêm gan B được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm virus viêm gan B bao gồm:
Con đường lây truyền của virus viêm gan B.
Lây từ mẹ sang con
Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền sang cho con. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ cụ thể mà tỷ lệ lây truyền khác nhau. Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ tỷ lệ lây cho con chiếm khoảng 1%. Nhiễm bệnh khi ở 3 tháng giữa thai kỳ tỷ lệ truyền bệnh cho con chiếm 10%. Nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B ở 3 tháng cuối của thai kỳ nguy cơ lây nhiễm tăng lên 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh nguy cơ lây nhiễm tăng lên 90%.
Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố:
- Số lượng virus có trong cơ thể mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ
- Nồng độ (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.
Lây qua đường máu
Một trong những con đường lây nhiễm virus viêm gan B phổ biến qua đường máu. Một người có thể bị nhiễm bệnh qua đường máu khi:
- Dùng chung kim tiêm
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua vết thương hở
- Tiếp nhận máu bị nhiễm virus viêm gan B
- Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, dao cạo….
- Dụng cụ y tế chưa được xử lý đúng cách
Virus HBV sống rất dai, thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày nên nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm viêm gan B là rất cao.
Lây qua quan hệ tình dục
Khi quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B mà không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ người bệnh qua người lành ở các hành vi tình dục khác giới và đồng giới.
Lưu ý: Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp (hơi thở, hắt hơi…), tiêu hóa (ăn uống) và tiếp xúc bình thường như nhiều người nhầm tưởng.
Biến chứng không lường của bệnh viêm gan B
Xơ gan và ung thư gan là hai biến chứng nguy viêm gan B.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
- Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.
- Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.
- Ung thư gan: Người bị viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.
- Bệnh não do gan: Người bệnh nhân thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.
- Tăng áp suất mạch môn: Chức năng chính của gan là lọc máu. Song, khi virus viêm gan B tấn công gây mô xơ, các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan sẽ xiết các mạch máu làm tăng áp suất mạch môn và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản và có thể tử vong nhanh chóng.
Người đã khỏi có bị nhiễm lại không?
Hầu hết, khi bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể thì không bị nhiễm lại. Khi loại bỏ virus viêm gan B, cơ thể sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ bạn không bị nhiễm bệnh trở lại.
Tuy nhiên, có một số ít trường hợp đặc biệt là những người bị nhiễm trong thời thơ ấu vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời. Họ không bao giờ có thể loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể. Sử dụng phương pháp xét nghiệm máu cho biết được bạn đã từng nhiễm bệnh hay chưa, nếu bị nhiễm virus viêm gan B.
Biện pháp phòng tránh viêm gan B
Tiêm vắc xin viêm gan b cho trẻ (ảnh minh họa)
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Lịch trình tiêm vắc xin phòng bệnh như sau.
Tiêm vác xin ngừa viêm gan B
Với trẻ em: Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:
- Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh ( + 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ bị viêm gan B)
- Mũi 2: 2 tháng tuổi
- Mũi 3: 3 tháng tuổi
- Mũi 4: 4 tháng tuổi
Với người lớn:
- Mũi 1: Sớm nhất có thể
- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1
- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1
Chi tiết: Tiêm phòng viêm gan B và những điều cần biết
Lưu ý hàng ngày để ngừa viêm gan B
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B
- Trước khi có ý định mang thai cả hai vợ chồng cần kiểm tra xem có bị mắc bệnh hay không, thai phụ cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kìm bấm móng…
- Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi…ở những cơ sở không uy tín, an toàn, dụng cụ sử dụng chưa được khử trùng đúng cách
- Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ
Lưu ý bảo vệ gan:
- Uống ít hoặc không uống rượu bia, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn nhiều chất béo
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
- Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe
- Kiểm soát sự căng thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nghỉ ngơi đầy đủ
- Không lạm dụng thuốc vì nhiều loại có thể ảnh hưởng tới gan
Cách điều trị bệnh viêm gan B
Khi phát hiện nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chưa có biện pháp loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan virus B hiện nay chủ yếu là: ngăn chặn virus nhân lên, giảm nồng độ virus trong máu, trở về âm tính với virus HBV.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tam giác vàng” là chế độ sinh hoạt hợp lý, kiên trì phát đồ điều trị của bác sỹ và kết hợp dùng thảo dược đã được khoa học chứng minh tốt cho các bệnh viêm gan B. (Chi tiết: Cách điều trị viêm gan B theo từng giai đoạn )
1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ăn uống cân bằng, hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ sẽ giúp gan bớt gánh nặng
- Người bệnh cần bỏ ngay các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya.
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất bảo quản để tránh tăng áp lực cho gan.
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, vừa sức tuy không thải trừ được virus nhưng giúp người bệnh nâng cao thể trạng sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các thuốc tây chuyển hóa tại gan như paracetamol
2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
- Nếu là thể lành mang bệnh hoặc thể ngủ yên thì không cần điều trị bằng tây y. Nếu viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động thì cần áp dụng ngay phác đồ điều trị bằng thuốc Tây.
- Người bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế sự sinh sản của virus hoặc thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, cũng có khi là kết hợp một vài loại thuốc.
- Cần theo dõi sát sao thể trạng để xử lý kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tái khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi tình trạng hoạt động và số lượng của virus. Nếu được chỉ định ngừng thuốc vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm soát kịp thời nếu virus hoạt động trở lại.
3. Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ Cà gai leo
Trong phác đồ điều trị Tây y, các loại thuốc được sử dụng hiện nay có giá thành quá cao, khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, lại có liệu trình kéo dài nhiều năm khiến không ít người bệnh không dám chữa trị hoặc chữa trị không hết liệu trình. Không những thế, thuốc tây y lại mang đến nhiều nhiều hệ lụy do tác dụng phụ và có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Do vậy cần sử dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ điều trị, nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc là mục tiêu của ngành y học hiện nay.
TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm số 1 cho người bị viêm gan virus
Với các bằng chứng khoa học rõ ràng, các sản phẩm từ cà gai leo đã được các chuyên gia gan mật khuyên dùng cho người bệnh viêm gan kết hợp với phác đồ điều trị bằng Tây y. Điều này không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng mà còn có khả năng đưa virus trở về âm tính nhanh hơn so với phác đồ điều trị đơn thuần bằng thuốc tây. Và trong các sản phẩm từ Cà gai leo hiện nay thì TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh Plus hiện đang là sản phẩm SỐ 1 được nhiều người tin tưởng chọn lựa.
Tóm lại:
Trên đây là bài viết tổng quan về bệnh viêm gan B của Viemgan.com.vn. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác về bệnh viêm gan, hãy gọi đến số hotline: 18001190 (miễn cước) – 0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.
Phương đã bình luận
Hi vọng công ty duy trì lâu dài sản phẩm và nguồn dược liệu chất lượng để người tiêu dùng an tâm sử dụng, không phải thay thế sản phẩm khác
Nguyễn Minh đã bình luận
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến các sản phẩm từ cây Cà Gai Leo của Tuệ Linh, việc bảo tồn, duy trì nguồn dược liệu quý, sử dụng dược liệu đó trong việc hỗ trợ điều trị, giúp nâng cao sức khỏe của người dân là sứ mạng và tôn chỉ đã được công ty Tuệ Linh đề ra và thực hiện trong 15 năm qua và cả tương lai, chúc bạn thật nhiều sức khỏe!