Xơ gan cổ trướng là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan, điều này cho thấy bệnh gan đã tiến triển nghiêm trọng. Nhiều người cảm thấy rất hoang mang, lo lắng khi biết tình trạng bệnh của mình. Liệu xơ gan cổ trướng có chữa được không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục lục
Xơ gan cổ trướng có chữa được không?
Xơ gan cổ trướng hay còn được gọi là xơ gan mất bù hay xơ gan giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn mạn tính nguy hiểm gây tổn thương gan và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng. Theo thống kê, cứ 10 người có bệnh lý về gan thì có 8 người mắc xơ gan cổ trướng.
Cổ trướng là chất lỏng màu vàng, dịch cổ trướng tích tụ bên trong khoang bụng là chủ yếu. Khi gan suy giảm chức năng cộng thêm xơ hóa trong gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Từ đó, tạo áp lực đẩy dịch vào ổ bụng.
Xơ gan cổ trướng thường chỉ được phát hiện khi tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, gan không còn khả năng phục hồi, không còn chức năng thải độc, bị xơ hóa hoàn toàn thành các mô xơ và các nốt. Ở giai đoạn này, bệnh có các dấu hiệu như trữ nước, chướng bụng, phù, dễ vỡ mạch máu, suy thân do gan không còn chức năng thải độc nên thận phải làm việc thường xuyên, dễ bị quá tải gây suy giảm chức năng thận.
Do đó, khi các biểu hiện của xơ gan cổ trướng xuất hiện, bệnh nhân hầu như KHÔNG còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Bởi gan đã bị xơ gan và không còn chức năng giải độc gan. Các phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, bệnh nhân xơ gan cổ trướng cũng không nên bi quan. Bệnh vẫn có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống thuốc… Và hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ đáp ứng điều trị.
Nếu không may mắc phải bệnh lý này, bạn cũng không nên lo lắng quá. Đây đúng là một bệnh lý nguy hiểm những vẫn có những liệu pháp điều trị. Điều cần làm lúc này là hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh.
Các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng
Như đã chia sẻ ở phần trên, khi xơ gan bước vào giai đoạn cổ trướng không còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn do gan đã bị xơ hóa. Tuy nhiên, hiện nay bác sĩ vẫn áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh, duy trì sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị cần kết hợp phục hồi chức năng gan, dự phòng biến chứng bệnh, dự phòng tiến triển của bệnh.
Tùy thuộc sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị nguyên nhân
Xơ gan do virus viêm gan B cần điều trị viêm gan siêu vi.
Xử lý nguyên nhân là nền tảng điều trị xơ gan cổ trướng, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.
- Với xơ gan do rượu bia, thuốc lá: Cần cai tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích.
- Xơ gan do virus viêm gan B, C: Cần ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B, điều trị viêm gan siêu vi.
- Xơ gan do suy dinh dưỡng: Cần điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất đạm trong bữa ăn hàng ngày.
- Xơ gan do thừa cân, béo phì: Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, khỏe mạnh.
- Xơ gan do nhiễm hóa chất độc hại: Ngừng tiếp xúc với nguồn hóa chất độc hại.
Điều trị bằng thuốc
Có khoảng 90% bệnh nhân xơ gan cổ trướng đáp ứng với điều trị sử dụng thuốc loại bỏ chất dịch thừa kết hợp chế độ ăn uống ít muối. Các thuốc được sử dụng cụ thể bao gồm:
- Thuốc rối loạn đông máu: Sử dụng vitamin K trong 3 ngày, trường hợp prombin không tăng thì dừng sử dụng. Nếu có nguy cơ chảy máu thì cần truyền huyết tương.
- Tăng đào thải mật: Cholestyramin (Questran), ursolvan
- Albumin human: Trường hợp alibumin máu giảm còn nhỏ hơn 25g/l có phù hoặc tràn dịch các màng thì thì truyền albumin human.
- Truyền dung dịch axit amin phân nhánh.
- Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B.
- Các loại thuốc lợi tiểu: sử dụng nếu có phù hoặc cổ trướng.
- Bệnh nhân xơ gan bị cổ trướng cần điều trị bằng: Theo dõi điện giải đồ; giảm lượng muối và nước uống; theo dõi nước tiểu và cân năng kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Dùng thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa nếu có giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu thuốc điều trị xơ gan tốt nhất hiện nay
Chọc hút dịch cổ trướng
Chọc hút dịch là thủ thuật được sử dụng nhằm thu thập và loại bỏ các chất dịch dự thừa nhằm xác định nguyên nhân khiến chất lỏng tích tụ. Trường hợp này được sử dụng đối với các bệnh nhân:
- Cổ trướng nặng gây khó chịu cực độ cho người bệnh, bao gồm cả đau bụng và khó thở.
- Không đáp ứng điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc lợi tiểu và chế độ ăn uống ít muối.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp điều trị phổ biến trên, đôi khi bệnh nhân cũng cần đến các phương pháp điều trị khác như:
- Tạo đường thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong (TIPS): Phương pháp này dùng để chuyển hướng dòng chảy của máu nhằm giảm áp lực trong hệ thống tĩnh mạch cửa của gan.
- Ghép gan: Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Chi phí cho một ca ghép gan rất tốn kém, nguồn hiến tạng cũng rất hiếm, khả năng đáp ứng của cơ thể sau ghép gan là những vấn đề mà bác sĩ cũng như bệnh nhân cần cân nhắc.
Điều trị hỗ trợ
Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng bao gồm:
- Không nên ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ như chiên xào, thay thế bằng các món hấp luộc.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, tránh các loại thực phẩm có chứa chất có hại làm tăng khả năng tích tụ chất độc trong cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế dùng muối.
- Hạn chế thực phẩm chất lỏng để ngăn ngừa sự tích lũy quá mức dịch lỏng trong cơ thể.
- Bệnh nhân có dấu hiệu phù cần giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật.
- Kiêng hoàn toàn rượu bia, đồ uống có ga, các chất có hại cho gan.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữ sức khỏe ổn định, tránh làm việc quá sức.
- Không thức khuya.
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Người bệnh xơ gan cổ trướng trong quá trình điều trị cần tái khám thường xuyên để bác sĩ nắm bắt tình hình bệnh và hiệu quả của điều trị. Khi điều trị tích cực và hiệu quả, xơ gan vào giai đoạn ổn định thì sức khỏe của bệnh nhân cũng sẽ tốt hơn, duy trì điều trị và tái khám từ 3 – 6 tháng/lần.
☛ Xem thêm: Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?
Làm gì để theo dõi tình trạng của bệnh lý?
Tình trạng sức khỏe của người bệnh sau điều trị cần được theo dõi một cách sát sao. Cần thường xuyên đo cân nặng, kích thước bụng để theo dõi thể tích của chất lỏng. Trường hợp có sự thay đổi trọng lượng nhanh chóng có thể thấy sự mất hoặc tăng chất lỏng trong ổ bụng của bệnh nhân. Nếu phát hiện thấy cân nặng thay đổi rất nhanh, bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cụ thể.
Trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị, bệnh nhân cần phải xét nghiệm máu thường xuyên nhằm theo dõi nồng độ muối, chức năng thận. Bởi thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng tới các hoạt động của thận. Nếu mới chỉ bắt đầu sử dụng thuốc, các xét nghiệm máu cần thực hiện thường xuyện hơn cho tới khi cơ thể đã quen với loại thuốc đó.
Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đáp cho câu hỏi xơ gan cổ trướng có chữa được không. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoắc share để chúng tôi có thể động lực chia sẻ mỗi ngày.
Nếu bạn cần thêm lời khuyên từ chuyên gia gan mật. Gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0912571190 – 18001190 (miễn cước) . Chúng tôi sẵn sàng tư vấn.